- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Chăm sóc răng định kỳ
Chăm sóc răng định kỳ
Vì sao răng bị đau?
“Răng cháu rất hay bị đau khi ăn uống, dù thường xuyên súc miệng bằng nước muối nhưng vẫn không đỡ. Răng cháu bị đau như vậy là do nguyên nhân gì?”.
Trả lời:
Răng đau có thể do sâu răng, bệnh nướu răng, nứt răng, răng mọc kẹt hay bệnh khớp thái dương hàm. Nứt răng gây đau răng dữ dội khi cắn lên vùng nứt. Ở trường hợp mọc răng hay răng mọc kẹt, các răng ở sau hàm mọc, làm cho các mô gần đó có thể trở nên viêm và sưng.
Các bệnh của khớp thái dương – hàm gây đau răng bởi những chấn thương cấp tính như: bị đánh vào mặt, khớp thái dương hàm bị viêm hay thoái hóa, xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi nhai hoặc nuốt.
Bệnh nướu răng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thường gặp; triệu chứng sớm là chảy máu nướu không gây đau. Nếu không điều trị, bệnh tiến triển gây mất xương xung quanh răng, hình thành túi nướu, dần dần làm răng lung lay, có thể gây mất răng.
Nguyên nhân gây đau thường gặp nhất là sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Những lỗ răng sâu nhỏ cũng không gây đau và cũng không được người bệnh chú ý. Chỉ đến khi tủy của răng bị tác động bởi độc tố vi khuẩn hay thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, gây đau đớn thì người bệnh mới để ý và tìm đến nha sĩ.
Để biết nguyên nhân gây đau răng của mình, cháu nên đến chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện để khám; từ đó mới có cách điều trị tốt nhất.
BS. Nguyễn Văn, Sức Khỏe & Đời Sống
Số lượt đang online: 18
Số lượt truy cập: 5.846.251
Bài viết liên quan

Dụng cụ bảo vệ hàm là gì?
Dụng cụ bảo vệ hàm là một dụng cụ được làm bằng nhựa dẻo cho người chơi thể thao hoặc các hoạt động tiêu khiển đeo nhằm bảo vệ răng tránh bị chấn thương.

Đời sống của răng
Con người cũng như mọi loài động vật có vú khác, đều có 2 loạt răng trong suốt đời sống: răng sữa tồn tại trong suốt thời thơ ấu và răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Các răng đã được bắt đầu hình thành trong xương hàm trước khi sinh ra và phát triển dần khi trẻ lớn lên và hình thành ở tuổi thiếu niên.

Giải pháp toàn diện cho nụ cười đẹp
Bạn đã từng mất tự tin khi hàm răng của mình gặp những vấn đề như: hô, móm, mất răng, răng lệch lạc, răng sậm màu, cần tẩy trắng răng, răng nhiễm màu thuốc kháng sinh?

Cạo vôi răng có phải là kỹ thuật đơn giản
Để cạo vôi răng được nhẹ nhàng, an toàn và thoải mái, bác sĩ điều trị cần phải biết rõ cấu trúc của răng, chân răng và nướu răng, chứ không đơn giản là “quẹt quẹt là xong”

Dụng cụ làm răng "made in Germany", liệu có khác biệt?
Nếu bạn đã từng sử dụng những dụng cụ y tế, bạn sẽ hiểu là dụng cụ y tế có những yêu cầu cao: tỉ mỉ, chính xác, độ cứng, độ bền vật liệu khi bị "nung", "hấp tiệt trùng" nhiều lần,v.v...

Cạo vôi răng không phải thủ thuật đơn giản
Thường thì nghỉ dịch lâu quá, bộ răng cũng cần phải được chăm sóc lại hợp lý! Cạo vôi răng hoàn toàn không phải là thủ thuật đơn giản mà "đưa ai làm cũng được", vì cây cạo vôi rất cứng, dễ làm xước bề mặt men răng nếu sử dụng không đúng kỹ thuật.

Một số thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Những vấn đề sai lệch về răng và hàm do nhiều nguyên nhân: do sâu răng, mất răng sữa sớm, do trẻ bị chấn thương, do trẻ có các tật xấu như mút ngón tay, mút môi…hoặc do di truyền.

Răng và mô quanh răng
Tìm hiểu cấu tạo của răng và các mô nâng đỡ răng sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về răng cùng những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe răng miệng.