- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Chăm sóc răng định kỳ
Chăm sóc răng định kỳ
Răng và mô quanh răng
Tìm hiểu cấu tạo của răng và các mô nâng đỡ răng sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về răng cùng những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe răng miệng.
Men răng: là một lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng. Lớp men răng dày khoảng 1-2mm trơn láng, màu sáng, hơi trong và là mô cứng nhất cơ thể. Men răng góp phần vào việc tạo màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức năng ăn nhai.
Ngà răng: là một lớp cứng, nằm dưới lớp men, dày, tạo nên hình dạng chủ yếu của răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà rất nhỏ chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn những thực phẩm nóng lạnh chua ngọt.
Tuỷ răng: là phần trung tâm của răng, và là một mô sống. Vì chứa đựng các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Tuỷ răng gồm có hai phần: là tuỷ thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.
Chóp chân răng: là phần tận cùng của chân răng, nơi các mạch máu và thần kinh đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tuỷ răng. Đây là phần phát triển hoàn tất sau cùng của một răng. Đây cũng là nơi nhiễm trùng khởi phát khi răng bị tổn thương tạo các abces quang chóp.
Hố rãnh: là những vùng cấu tạo hình các hố rãnh dạng chữ V. Trên mặt nhai của các răng, nhất là các răng sau. Vùng hố rãnh tạo ra sự ăn khớp tốt giữa hai hàm giúp tăng hiệu quả nhai. Nhưng đây cũng là nơi dễ gây nhồi nhét thức ăn và có nguy cơ sâu răng cao.
Xương: chân răng nằm trong xương hàm và được gắn vào xương bởi hệ thống các dây chằng nha chu.
Dây chằng nha chu: có nhiệm vụ giữ răng nằm đúng vị trí trong xương. Dây chằng nha chu được cấu tạo bởi rất nhiều sợi nhỏ đan xen nhau, đi từ răng đến vùng xương ổ răng xung quanh chân răng. Vùng dây chằng nha chu này rất có nguy cơ bị phá hủy trong các bệnh lý nha chu và dẫn đến hậu quả là tiêu xương và lung lay răng.
Nướu: là phần mô mềm bao bọc quanh xương ổ răng. Nướu khỏe mạnh màu hồng cam, săn chắc và khi nướu viêm sẽ đỏ, bở, dễ chảy máu khi chải răng.
Đánh giá & Nhận xét
5 trung bình dựa trên 1 bài đánh giá :

Nha Khoa Lan Anh được thành lập từ năm 1980, hoạt động liên tục cho đến nay đã được gần bốn mươi năm
Số lượt đang online: 41
Số lượt truy cập: 3.179.119
Bài viết liên quan

Giai đoạn răng hỗn hợp
Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa. Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết. Một số phương pháp mà bác sĩ có thể can thiệp và điều trị sớm.

Giải pháp toàn diện cho nụ cười đẹp
Bạn đã từng mất tự tin khi hàm răng của mình gặp những vấn đề như: hô, móm, mất răng, răng lệch lạc, răng sậm màu, cần tẩy trắng răng, răng nhiễm màu thuốc kháng sinh?

Dụng cụ làm răng "made in Germany", liệu có khác biệt?
Nếu bạn đã từng sử dụng những dụng cụ y tế, bạn sẽ hiểu là dụng cụ y tế có những yêu cầu cao: tỉ mỉ, chính xác, độ cứng, độ bền vật liệu khi bị "nung", "hấp tiệt trùng" nhiều lần,v.v...

Cạo vôi răng không phải thủ thuật đơn giản
Thường thì nghỉ dịch lâu quá, bộ răng cũng cần phải được chăm sóc lại hợp lý! Cạo vôi răng hoàn toàn không phải là thủ thuật đơn giản mà "đưa ai làm cũng được", vì cây cạo vôi rất cứng, dễ làm xước bề mặt men răng nếu sử dụng không đúng kỹ thuật.

Răng nào quan trọng nhất trên hàm răng của bạn?
Hệ răng sữa của bạn có 20 răng và hệ răng vĩnh viễn có 32 răng. Trong các răng ấy, răng nào là quan trọng nhất?

Vì sao răng bị đau?
“Răng cháu rất hay bị đau khi ăn uống, dù thường xuyên súc miệng bằng nước muối nhưng vẫn không đỡ. Răng cháu bị đau như vậy là do nguyên nhân gì?”.

Một số thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Những vấn đề sai lệch về răng và hàm do nhiều nguyên nhân: do sâu răng, mất răng sữa sớm, do trẻ bị chấn thương, do trẻ có các tật xấu như mút ngón tay, mút môi…hoặc do di truyền.

Khi nào cần phải cạo vôi răng?
Câu trả lời chính xác nhất: khi nào có vôi răng thì đi gặp bác sĩ để lấy vôi răng! Cạo vôi răng khi không cần thiết (không có vôi răng), sẽ làm bề mặt răng bị nhám, có thể bị trầy xước, đặc biệt là khi "người cạo vôi" không phải là bác sĩ, không hiểu về cấu trúc răng.