- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Chăm sóc răng định kỳ
Chăm sóc răng định kỳ
Giai đoạn răng hỗn hợp
Khi trẻ vừa 6 tuổi, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc. Đó là răng số 6 (răng cối lớn thứ I). Bắt đầu từ lúc này những chiếc răng sữa xinh xắn sẽ tuần tự được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.
TUỔI MỌC RĂNG VĨNH VIỄN
Hàm Dưới |
Hàm trên |
|
Răng cối lớn thứ nhất |
6 tuổi |
6 tuổi |
Răng cửa giữa |
6 - 7 tuổi |
7 - 8 tuổi |
Răng cửa bên |
7 - 8 tuổi |
8 - 9 tuổi |
Răng nanh |
9 - 10 tuổi |
11 - 12 tuổi |
Răng cối nhỏ 1 |
10 - 12 tuổi |
10 - 11 tuổi |
Răng cối nhỏ 2 |
11 - 12 tuổi |
10 -12 tuổi |
Răng cối lớn 2 |
11 - 13 tuổi |
12 - 13 tuổi |
Như vậy, khoảng thời gian kể từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn trẻ có bộ răng hỗn hợp (gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn.)
Việc mất răng sữa sớm sẽ làm cho răng số 6 bị di về phía gần dẫn đến thiếu chỗ cho những răng vĩnh viễn sau này mọc lên, do đó bộ răng vĩnh viễn sau này lệch lạc, chen chúc. Giai đoạn này trẻ rất cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Kỹ thuật nha khoa cơ bản dành cho trẻ em:
Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa. Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết. Một số phương pháp mà bác sĩ có thể can thiệp và điều trị sớm:
-
Thoa gel flour: men răng sữa thường mỏng nên dễ bị sâu răng, đặc biệt sâu răng càng lan tỏa nhanh nếu trẻ có thêm thói quen bú đêm, ngậm vú…Trẻ còn nhỏ nên việc điều trị sẽ rất khó khăn. Giai đoạn răng sữa này nếu phụ huynh đưa trẻ khám định kỳ thường xuyên, nha sĩ sẽ bôi gel flour vào bề mặt răng của trẻ. Gel Flour có tác dụng tăng cường sự vững chắc cho men răng và hạn chế sự tiến triển của sâu răng.
Nên chăm sóc răng sữa để tránh bị sâu răng
- Trám Sealant: được gọi là trám bít hố rãnh. Những răng hàm cấu trúc mặt nhai thường hố rãnh nhiều. Ngay cả khi trẻ chải răng, súc miệng kỹ nhiều khi cũng không lấy sạch được đồ ăn đọng lại. Để khắc phục, nha sĩ sẽ trám bít những hố rãnh trên mặt nhai. Sealant góp phần giảm sâu răng rất đáng kể ở những răng hàm trẻ mọc khi 6 tuổi (răng số 6).
- Phát hiện và ngăn chặn những thói quen xấu.
- Việc đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ không chỉ điều trị những vấn đề về sâu răng, nhiễm trùng, mà còn phát hiện ra những thói quen, tật xấu của trẻ như: mút môi, cắn ngón tay, bú bình, cắn môi…để kịp thời can thiệp trước khi ảnh hưởng đến xương hàm sau này.
Bs. Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Số lượt đang online: 158
Số lượt truy cập: 5.287.993
Bài viết liên quan
Răng Khôn là gì?
Răng khôn, hay còn gọi là răng cối thứ ba, là răng mọc cuối cùng. Ða số chúng ta có bốn răng khôn, mọc ở phía sau hai bên hàm trên và dưới. Răng khôn thường mọc ở tuổi thanh niên.
Cạo vôi răng không phải thủ thuật đơn giản
Thường thì nghỉ dịch lâu quá, bộ răng cũng cần phải được chăm sóc lại hợp lý! Cạo vôi răng hoàn toàn không phải là thủ thuật đơn giản mà "đưa ai làm cũng được", vì cây cạo vôi rất cứng, dễ làm xước bề mặt men răng nếu sử dụng không đúng kỹ thuật.
Hạnh phúc khi trẻ được bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời, trong sữa mẹ còn có chứa nhiều kháng thế của người mẹ giúp cho trẻ tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
Khi nào cần phải cạo vôi răng?
Câu trả lời chính xác nhất: khi nào có vôi răng thì đi gặp bác sĩ để lấy vôi răng! Cạo vôi răng khi không cần thiết (không có vôi răng), sẽ làm bề mặt răng bị nhám, có thể bị trầy xước, đặc biệt là khi "người cạo vôi" không phải là bác sĩ, không hiểu về cấu trúc răng.
Răng và mô quanh răng
Tìm hiểu cấu tạo của răng và các mô nâng đỡ răng sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về răng cùng những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe răng miệng.
Răng Nhạy Cảm là gì?
Nếu thỉnh thoảng bỗng dưng bạn bị đau nhói hoặc hơi tê khi cắn vào thức ăn ngọt hay chua, hoặc uống nước nóng hay lạnh, thì có thể răng của bạn bị nhạy cảm.
Dụng cụ làm răng "made in Germany", liệu có khác biệt?
Nếu bạn đã từng sử dụng những dụng cụ y tế, bạn sẽ hiểu là dụng cụ y tế có những yêu cầu cao: tỉ mỉ, chính xác, độ cứng, độ bền vật liệu khi bị "nung", "hấp tiệt trùng" nhiều lần,v.v...
Ba dấu hiệu báo bạn sắp có răng khôn?
Khi bạn đang ở độ tuổi trên 18 tuổi, răng khôn sẽ có thể mọc lên bất cứ khi nào. Việc xác định chính xác thời điểm mọc răng khôn là rất khó, có những chiếc răng khôn nằm yên bên trong xương hàm vĩnh viễn.